1 Vì sao nước máy giặt không chảy vào thùng giặt :
Đây là sự cố thường gặp ở máy giặt, đặc biệt là máy giặt lồng ngang. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Van cấp nước đang khóa: bạn cần kiểm tra van cấp nước đã được mở/mở hết cỡ hay chưa. Nếu chưa, hãy mở van nước và theo dõi xem nước có chảy vào thùng giặt không.
- Áp suất nước thấp: áp suất yếu khiến nước không thể chảy được vào trong máy giặt. Bạn có thể sử dụng bơm trợ lực để tăng áp suất của nước.
- Công tắc cảm biến lực bị hỏng, khiến nguồn nước không được cấp vào lồng giặt
- Board mạch bị hư hỏng: đây là nguyên nhân phức tạp nhất, do board mạch được ví như “bộ não” của máy giặt. Khi board mạch gặp lỗi, mọi hoạt động của máy giặt đều bị ảnh hưởng.
- Lưới lọc van cấp nước bị bẩn, ngăn cản dòng chảy của nước vào thùng giặt.
Bạn nên thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Hãy liên hệ với các cơ sở sửa máy giặtuy tín để được kiểm tra và tư vấn.
2 Máy giặt nước không xả ra :
Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt không xả nước, cụ thể như sau:
- Ống xả nước của máy giặt bị tắc hoặc vặn xoắn: bạn nên làm thẳng ống ra hoặc tốt nhất là thay ống mới nếu không thể khắc phục.
- Nắp máy đóng chưa chặt, khiến chức năng xả nước không hoạt động.
- Dây curoa bị đứt, hỏngkhiến chương trình giặt bị ngừng, do đó nước cũng không thể xả ra được.
- Bộ lọc xơ vải bị nghẽn, làm cho máy bơm không thể hút nước ra ngoài.
Nếu bạn đã kiểm tra tất cả các vấn đề trên nhưng máy vẫn không xả nước, hãy liên hệ ngay với trung tâmsửa máy giặt uy tín để được hỗ trợ
3 Máy giặt cấp nước ở tiến trình vắt :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do máy giặt bị mất cân bằng, khi đó máy sẽ cấp nước vào để dàn đều quần áo. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy sắp xếp quần áo cẩn thận khi cho vào lồng giặt, tránh để quần áo cuộn vào nhau gây mất cân bằng. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra chân máy có cân bằng không và điều chỉnh nếu bị lệch.
4 Vì sao máy giặt không vắt :
Máy thông báo đã hoàn tất quá trình giặt, nhưng quần áo còn ướt sũng nước. Đó là do máy giặt đã không vắt. Những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:
- Ống xả bị tắc nghẽn, khiến nước không thể thoát ra được. Điều này dẫn đến chế độ vắt cũng không hoạt động.
- Nắp máy giặt không đóng kín nên chức năng vắt không hoạt động.
- Dây đai hoặc động cơ bị hỏng, khiến máy không thể quay vắt.
- Máy giặt bị lỗi chương trình vắt. Lỗi này có thể do nhà sản xuất hoặc bạn vô tình đặt các vật thể có từ tính lên trên bảng điều khiển khiến cho chương trình bị lỗi.
- Quần áo đặt không cân đối trong lồng giặt nên máy giặt báo lỗi, không thể vắt.
- Máy giặt kê không cân bằng, vị trí lắp đặt không vững chắc khiến cho máy kêu to trong quá trình sử dụng và không thể vắt quần áo.
Để khắc phục triệt để lỗi này, bạn hãy liên hệ với các cơ sở sửa chữa máy giặt uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết.
5 Máy không tự động tắt nguồn sau khi khi kết thúc quá trình giặt :
Có 2 nguyên nhân chính khiến máy không tự động tắt nguồn, đó là máy chưa hoàn thành chương trình giặt hoặc chương trình điều khiển bị lỗi. Lỗi thứ nhất thường là nguyên nhân chính, trong khi lỗi thứ hai hiếm khi xảy ra. Cụ thể, máy giặt bị cúp nước hoặc van xả nước có vấn đề khiến cho máy giặt ngừng hoạt động. Máy giặt bị cúp điện đột ngột hoặc nhảy CP cũng gây ra tình trạng trên. Với 2 trường hợp trên, bạn chỉ cần khởi động để máy tiếp tục giặt là xong.
Nếu bạn đã kiểm tra nguồn điện, van xả, nguồn nước đều bình thường mà máy vẫn không tự động tắt nguồn, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín để được hỗ trợ.
6 Khi máy giặt bị rò điện :
Hiện tượng rò điện của máy giặt rất nguy hiểm đối với an toàn của bạn và gia đình. Bạn có thể dùng bút thử điện chạm vào vỏ máy, nếu đèn sáng nghĩa là máy đã bị rò điện. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện tiếp đất cho máy giặt theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một đoạn dây điện dài khoảng 2m.
- Bước 2: Tháo một con ốc vít phía sau máy giặt (lưu ý nên ốc ở vị trí bề mặt kim loại để tiếp đất được hiệu quả).
- Bước 3: Tách 2 đầu dây điện, mỗi đầu thành đoạn dài khoảng 5 – 10cm.
- Bước 4: Tiến hành xoắn 1 đầu dây với con ốc ở trên và đầu còn lại với cọc tiếp đất. Cuối cùng, bạn vặn chặt ốc vít là xong.
Trong trường hợp không biết nối đất, bạn hãy mang dép khi sử dụng máy giặt nhé!
Đây là lỗi không hiếm gặp ở máy giặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy giặt kêu to và rung mạnh, cụ thể như sau:
- Máy giặt kê ở vị trí không bằng phẳng, khiến cho lồng giặt bị nghiêng và va chạm với vỏ máy giặt.
- Máy giặt quá tải
- Vật thể lạ trong máy giặt va chạm vào lồng giặt gây tiếng ồn
- Lò xo giảm xóc bị hư hỏng
- Nước cấp vào máy giặt bị thiếu, quần áo ma sát với lồng giặt gây ra tiếng ồn lớn
- Quần áo bị quấn vào nhau, dồn về một phía gây mất cân bằng lồng giặt
- Cốt và bạc đạn bị vỡ, khiến mọi hoạt động xoay của máy giặt đều rung lắc dữ dội hơn
Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên lưu ý:
- Kê máy giặt ở vị trí bằng phẳng, cố định chắc chắn chân máy
- Phân loại quần áo, giặt nhiều mẻ khác nhau
- Kiểm tra các vật dụng trong túi quần, túi áo trước khi giặt
- Cấp lượng nước cần thiết cho máy
- Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt thường xuyên
Hãy liên hệ với cơ sởsửa máy giặt uy tín nếu bạn cần sự trợ giúp.
Tùy từng loại quần áo, chất liệu vải khác nhau mà bạn nên lựa chọn nhiệt độ nước phù hợp. Cụ thể như sau:
- Từ 30 – 40 độ C: phù hợp với vải mỏng, dễ rách, dễ phai màu. Giặt ở nhiệt độ này sẽ giúp tiết kiệm điện năng.
- 40 độ C: đây là nhiệt độ phổ biến ở nhiều loại máy giặt. Vải cotton, lông cừu, len, chăn, drap… đều có thể giặt ở nhiệt độ này.
- Từ 40 – 60 độ C: các loại đồ lót, tã lót, khăn tắm… tiếp xúc trực tiếp với da có thể giặt ở nhiệt độ này.
- 60 độ C: các loại vải bền màu, vải bông, vải lanh đều có thể giặt sạch ở mức nhiệt này mà không bị hư hại
- Từ 60 – 95 độ C: nhiệt độ này phù hợp với quần áo trẻ em hoặc chất liệu vải không phai màu